Sàn gỗ siêu chịu nước D4573 - Stork Oak

Sàn gỗ siêu chịu nước D4573 - Stork Oak

Sàn gỗ siêu chịu nước D4573 - Stork Oak

Sàn gỗ siêu chịu nước D4573 - Stork Oak

Sàn gỗ siêu chịu nước D4573 - Stork Oak
Sàn gỗ siêu chịu nước D4573 - Stork Oak

Thông tin chi tiết

  • Sàn gỗ siêu chịu nước D4573 - Stork Oak
  • Mã sản phẩm: Sàn gỗ siêu chịu nước D4573 - Stork Oak
  • Giá: 589.000 đ
  • Lượt xem: 1368
  • Thông tin sản phẩm

Lựa chọn sử dụng ván sàn gỗ cho các công trình đang là một trong số các lựa chọn hàng đầu được người sử dụng rất ưa chuộng. Trên thị trường có rất nhiều loại ván sàn gỗ công nghiệp khác nhau, chắc chắn khi bạn tham karo về các loại ván sàn gỗ công nghiệp bạn đã từng nghe đến cụm từ “sàn gỗ chịu nước“. Nhưng bạn có thật sự hiểu sàn gỗ chịu nước là gì? Cấu tạo của nó có gì đặc biệt? Những tiêu chí nào giúp bạn đánh giá chất lượng khả năng chịu nước của ván sàn gỗ công nghiệp?.... 

 

Khái niệm sàn gỗ chịu nước 

 

Thực ra, nếu là mẫu sàn gỗ chúng không hoàn toàn chịu nước, mà chúng chỉ là có khả năng chịu nước tốt hơn các loại sàn gỗ công nghiệp thông thường khác. Tất cả các mẫu sàn gỗ công nghiệp nếu bị ngâm trong nước quá lâu chúng sẽ làm biến mất kết cấu ban đầu của gỗ khiến cho tấm ván sàn gặp phải hiện tường phồng rộp, công vênh, biến dạng.

 

Nhưng chúng ta lại thấy trên thị trường xuất hiện cụm từ "ván gỗ công nghiệp siêu chịu nước" đó là bởi các mẫu ván sàn này chúng có khả năng chịu nước vượt trội trong 72h so với các mẫu sàn gỗ khác chúng sẽ chịu được nước trong vòng 3 - 4h. Nếu sàn gỗ bị ngân nước quá lâu sẽ chẳng có loại sàn gỗ nào có thể chịu được và sẽ gặp ngay hiện tượng cong vênh, co ngót,... 

 

Nhưng lựa chọn sử dụng các mẫu san go chiu nuoc có chắc chắn sẽ mang lại cho bạn và gia định những hiệu quả sử dụng cao hơn và tốt hơn cho không gian diện tích nhà mình. Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu tìm hiểu về các mẫu sàn gỗ chịu nước, chúng có gì đặc biệt hơn và làm sao để nhận biết được khả năng chịu nước vượt trội của một loại ván sàn gỗ công nghiệp. 

 

Cấu tạo sàn gỗ chống nước có gì đặc biệt?

 

Mang tới cho thị trường các sản phẩm sàn gỗ có khả năng chống nước vượt trội những tấm ván sàn được tạo nên từ các nguyên liệu tốt nhất, với hệ thống máy móc tiên tiến bậc nhất,... tất cả mang tới những sản phẩm tốt nhất cho người sử dụng. Ván sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm các phần: 

  • Lớp bề mặt: Được làm từ hợp chất Oxit nhôm Al2O3 và sợi thủy tinh, tạo một lớp phủ trong suốt giúp cho ván sàn gỗ được bảo vệ tốt nhất, tăng cường khả năng chống nước, tạo độ bóng, sơn, khả năng chống trầy xước,.. ở mặt sàn gỗ.
  • Lớp vân gỗ: Lớp vân gỗ trên bề mặt sàn gỗ chính là phần quyết định màu sắc sàn gỗ như thật, tự nhiên nhất  
  • Lớp cốt gỗ HDF: Lớp ván công nghiệp HDF được sử dụng bột gỗ, keo, bột nhựa tạo thành, sử dụng công nghệ nén ép ở nhiệt độ cao. Tạo độ chắc chắn, khả năng chống ẩm, hay tránh sự xâm nhập của nước làm ảnh hưởng tới lõi sàn gỗ. 
  • Lớp đáy cân bằng: Một lớp đế cân bằng được lót dưới cùng tấm ván giúp điều hòa độ ẩm, ngăn nước từ nền thấm lên lớp cốt gỗ bên trong, chống ẩm mốc cho ván gỗ.

Các tiêu chí đánh giá khả năng chịu nước ở sàn gỗ công nghiệp

 

Có phải loại sàn nào cũng có khả năng chống nước như quảng cáo? Thực tế con số đó không nhiều bởi để sản xuất ra sàn gỗ chống thấm nước tốt đòi hỏi dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến. Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ chưa thể đáp ứng được. Chính bởi vậy, để đánh giá chính xác nhất khả năng kháng nước ở ván gỗ cần phải dựa vào những tiêu chí cụ thể. Dưới đây là một số tiêu chí được áp dụng phổ biến.

 

Chất lượng cốt gỗ: Cốt gỗ công nghiệp có 3 loại phổ biến là MFC, MDF, HDF. Trong đó, cốt HDF là loại ván có độ nén tỷ trọng bột gỗ cao nhất, khác biệt lớn so với các loại cốt gỗ ván dăm còn lại, ít đặc, trọng lượng nhẹ. Để so sánh thực tế, những loại ván HDF có khả năng chịu nước nhiều giờ hơn các loại ván dăm, độ trương nở cũng thấp hơn nhiều lần. Khi đi chọn ván gỗ, người dùng cũng nên kiểm tra kỹ chất lượng cốt gỗ trước khi quyết định mua hàng.

 

Tỷ lệ nén ép: Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá đâu là sàn gỗ chịu nước tốt nhất. Tỷ lệ nén ép là con số phản ánh khối lượng gỗ được ép trong 1m3 thành phẩm là bao nhiêu. Con số này càng lớn chứng minh tấm ván gỗ càng đặc, ít khoảng trống để nước len lỏi làm tăng thời gian thẩm thấu. Người mua có thể kiểm chứng thông số này qua các chứng nhận chất lượng kèm theo sản phẩm. Hoặc cách đơn giản hơn là so sánh trọng lượng của các loại ván sàn với nhau, tấm gỗ càng nặng chứng tỏ càng đặc.

 

Công nghệ xử lý bề mặt: Bề mặt ván gỗ là điểm tiếp xúc đầu tiên khi không may nước bị đổ lên sàn nhà hay trong quá trình vệ sinh. Bởi vậy, công nghệ xử lý bề mặt rất quan trọng để tạo ra lớp bảo vệ thiết yếu cho sàn gỗ. Lớp bảo vệ này thường là một lớp trong suốt cấu tạo từ sợi thủy tinh và sơn bóng. Độ cứng của lớp này được đo bằng tiêu chuẩn AC theo thang từ 1 – 6. Người dùng nên lựa chọn những loại có chỉ số chống mài mòn từ AC3 trở lên để đảm bảo sàn không dễ dàng bị trầy xước tạo điều kiện cho nước ngấm xuống cốt gỗ.

 

Lớp đáy cân bằng chống ẩm: Nước và hơi ẩm không chỉ thẩm thấu vào cốt gỗ qua bề mặt phía trên mà hơi ẩm nồm từ nền nhà cũng có thể thấm ngược lên gây hư hỏng sàn. Bởi vậy, một tấm ván gỗ chịu chống nước tốt cũng phải được bảo vệ cả từ mặt đáy. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ thiết kế một lớp đáy bằng chất liệu nhựa laminate tổng hợp để ngăn hơi ẩm từ nền lên sàn. Đừng quên kiểm tra cả tiêu chí này khi đi chọn sàn.

 

Hèm khóa: Một vị trí mà khá nhiều người lãng quên và ít quan tâm khi chọn sàn gỗ công nghiệp chịu nước là hèm khóa. Các cạnh hèm trong quá trình vệ sinh rất dễ bị ngấm nước. Nếu vấn đề này lặp lại với tần suất nhiều lần rất dễ dẫn đến tình trạng phồng hèm gây cong vênh hoặc hèm bị hư cấu trúc gây gãy hèm. Các loại sàn chịu nước tốt phải đảm bảo khả năng kháng nước toàn diện ở những vị trí thứ yếu nhất như hèm khóa. Bởi vậy, nhiều loại sàn cao cấp được phủ thêm một lớp sáp nến chống nước cho vị trí hèm sàn này để đem lại hiệu quả tốt ưu nhất.

Sản phẩm cùng loại

Hotline tư vấn:
Zalo